Từ 01/07/2016, Doanh nghiệp phải đóng 1% quỹ lương đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 30/01/2024 11 phút đọc

Nghị định 37/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 đã quy định mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ phân tích chi tiết các nội dung chính trong nghị định.

1. Đối tượng được doanh nghiệp đóng bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc

Đối tượng được doanh nghiệp đóng bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc được quy định cụ thể như sau:

Người lao động có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên (không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình).

Lưu ý: Từ 01/01/2018: người lao động ký HĐLĐ từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng cũng là đối tượng đóng BHXH, BHTNLĐ bắt buộc.

>>>>Xem thêm: Quy định mức đóng BHXH bắt buộc mới nhất 2016 

bao-hiem-tai-nan-nghe-nghiep

2. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn bắt buộc

a. Mức đóng:

  • 1% trên quỹ lương đóng BHXH bắt buộc của người lao động trong doanh nghiệp (tức 1% trong 26% tiền lương và các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội của người lao động)
  • 1% trên mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí tự học kế toán thuế
  • Người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên ở nhiều nơi và đã đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị khác thì doanh nghiệp phải lập danh sách riêng và trích 1% tiền lương và phụ cấp đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Ví dụ1: Bà Hoa ký hợp đồng vô thời hạn và tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty Nam Hồng. Tổng lương và phụ cấp của Bà Hoa ở công ty Nam Hồng là 6 triệu đồng/tháng. Đồng thời, Bà Hoa cũng có hợp đồng 1 năm với công ty Lạc Việt với mức lương 5 triệu đồng/tháng.

Như vậy,

- Công ty Nam Hồng sẽ:

    + Đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho bà Hoa số tiền là: 6.000.000 x 1% = 60.000 (đồng)

    + Đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội cho bà Hoa số tiền là: 6.000.000 x 26% - 60.000 = 1.500.000 (đồng)

- Công ty Lạc Việt sẽ:

   + Lập danh sách những lao động tương tự như bà Hoa

   + Đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho bà Hoa số tiền là: 5.000.000 x 1 % = 50.000 (đồng)

Ví dụ 2: 

Công ty Nam Cường tháng 6/2016 có tổng số lao động là 15, trong đó: 10 lao động ký hợp đồng lao động không thời hạn, 3 lao động ký hợp đồng lao động 12 tháng và 2 người ký hợp đồng thử việc 2 tháng. Tháng 6/2016 Công ty đóng BHXH, BHYT, BHTN cho 13 lao động có hợp đồng lao động không thời hạn và HĐLĐ 12 tháng với tổng quỹ lương của 13 người này là 52 triệu đồng. Học kế toán ở đâu tốt tphcm

Tổng số tiền BHXH mà công ty Nam Cường phải đóng cho Cơ quan bảo hiểm xã hội tháng 6/2016 là: 52 triệu x 26% = 13.520.000.000 (đồng)

Tháng 7/2016, Công ty Nam Cường sẽ phải trích 1% tổng quỹ lương đóng BHXH bắt buộc của 13 lao động trong Công ty vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tương ứng số tiền là: 52 triệu x 1% = 520.000 đồng 

Như vậy, Doanh nghiệp nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội số tiền là: 13.520.000 - 520.000 = 13.000.000 (đồng)

Lưu ý: Mức đóng này áp dụng từ ngày 01/07/2016 đến hết năm 2017. Từ 01/01/2018, Chính phủ quy định mức đóng thấp hơn.

b. Thời hạn đóng:

  • Đối với doanh nghiệp thông thường: đóng hàng tháng
  • Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán: lựa chọn đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

c. Hồ sơ 

  • Giống hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (Thang bảng lương, danh sách lao động...)
  • Bổ sung thêm danh sách các lao động đóng 1 % quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 3. Cách hạch toán bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trường hợp 1: Công ty đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Vì quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nằm trong quỹ bảo hiểm xã hội nên tại doanh nghiệp, kế toán không cần hạch toán gì thêm. Chỉ cần kèm theo một danh sách các lao động đóng 1 % quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp 2: Công ty không phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động do người lao động làm việc nhiều nơi

Hạch toán quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Nợ TK 642, 642, 627, 622: 1% quỹ lương và phụ cấp theo lương

       Có TK 3383: 1% quỹ lương và phụ cấp theo lương

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách xác định lương đóng bảo hiểm của người lao động năm 2016

 

Trên đây là quy định mới về đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước THÔNG TƯ SỐ 133/2016/TT-BTC THAY THẾ QUYẾT ĐỊNH 48/2006/QĐ-BTC Từ ngày 1/1/2017.

THÔNG TƯ SỐ 133/2016/TT-BTC THAY THẾ QUYẾT ĐỊNH 48/2006/QĐ-BTC Từ ngày 1/1/2017.

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo