Cách hạch toán tài khoản 411 theo Thông tư 133

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 37 phút đọc

Ngày 26 tháng 08 năm 2016, Bộ tài chính bàn hành Thông tư 133 năm 2016 hướng dẫn chế độ kế toán cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phạm vị quy định và thay thế cho Quyết định 48 năm 2006. Trung tâm kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn nội dung Tài khoản 411   theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Nó có sự khác biệt so với Thông tư 200, QĐ 48 như thế nào và cách hạch toán ra sao?  

​>>>>>> Xem thêm:  Cách hạch toán Tài khoản 352 trong thông tư 133    

I. So sánh tài khoản 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu trong Thông tư 133/2016/TT-BTC với Thông tư 200/2014/TT-BTC và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.   

Tài khoản 411 dùng để phản ánh vốn do chủ sở hữu đầu tư hiện có và tình hình tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu. Các công ty con, đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập phản ánh số vốn được công ty mẹ đầu tư vào tài khoản này.  

Thông tư 133  

Thông tư 200  

Quyết định 48  

TK 411:Vốn đầu tư của chủ sở hữu  

TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu  

TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần  

TK 4118: Vốn khác  

 

 

 

TK 411:Vốn đầu tư của chủ sở hữu  

TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu  

TK 41111: Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết   

TK 41112: Cổ phiếu ưu đãi   

TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần  

TK 4113: Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu  

TK 4118: Vốn khác  

TK 411: Nguồn vốn kinh doanh  

TK4111: Vốn đầu tư của chủ sở hữu  

TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần  

TK 4118: Vốn khác  

 

 

 

 

II. Nguyên tắc kế toán hạch toán tài khoản 411 theo thông tư 133      

Tài khoản 411 theo Thông tư 133

Tài khoản 411 theo Thông tư 133

  • Tài khoản 411 dùng để phản ánh vốn do chủ sở hữu đầu tư hiện có tình hình tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu;  
  • Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm:Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu; Thặng dư vốn cổ phần; Vốn khác.  
  • Các doanh nghiệp chỉ hạch toán  vào TK 411 theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số ph ải thu của các chủ sở hữu.  
  • Doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng nguồn hình thành vốn (như vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác) và theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.  
  • Doanh nghiệp ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu khi:  

+ Trả lại vốn cho các chủ sở hữu, hủy bỏ cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật;  

+ Giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;  

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.  

  • Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ  

+ Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét đến việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam đồng theo giấy phép đầu tư.  

+ Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán chi tiết , lập và trình bày báo cáo tài chính bằng đơn vị tiền tệ kế toán, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần (nếu có).  

+ Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư có Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu có gốc ngoại tệ.  

  • Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phải phản ánh tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu theo giá đánh giá lại của tài sản được các bên góp vốn chấp nhận.  
  • Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn góp của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần:  

+ Vốn góp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu;  

+ Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu (kể cả các trường hợp tái phát hành cổ phiếu quỹ) và có thể là thặng dư dương (nếu giá phát hành cao hơn mệnh giá) hoặc thặng dư âm (nếu giá phát hành thấp hơn mệnh giá).  

III. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC  

Bên Nợ: Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm do:  

  • Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;  
  • Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá;  
  • Giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp;  
  • Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cấp có thẩm quyền;  
  • Hủy bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần).  

Bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do:  

  • Các chủ sở hữu góp vốn;  
  • Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu;  
  • Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;  
  • Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) được phép ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu theo quyết định của cấp có thẩm quyền.  

Số dư bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp.  

Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu, có 3 tài khoản cấp 2:   

  • TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã đầu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá. Tài khoản 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu tại công ty cổ phần có thể theo dõi chi tiết thành cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi.  
  • TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần: Tài khoản này phản ánh phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu; Chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ (đối với các công ty cổ phần). Tài khoản này có thể có số dư Có hoặc số dư Nợ.  
  • TK 4118 – Vốn khác: Tài khoản này phản ánh số vốn kinh doanh được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc do được tặng, biếu, tài trợ, đánh giá lại tài sản (nếu các khoản này được phép ghi tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu).  

​IV. Hướng dẫn hạch toán chi tiết tài khoản       

1. Khi thực nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, ghi:  

Nợ các TK 111, 112,. . .

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).

2. Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Mệnh giá)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111) (Mệnh giá).

3. Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành cao hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Giá phát hành)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (TK 4111) (Mệnh giá) và (TK 4112) (Chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu).

4. Khi nhận được tiền tái phát hành cổ phiếu quỹ, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Giá tái phát hành)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (TK 4112) (Chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn giá ghi trên sổ cổ phiếu)

Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Theo giá ghi sổ)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (TK 4112) (Chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn giá ghi trên sổ cổ phiếu).

5. Bổ sung vốn kinh doanh từ quỹ đầu tư phát triển khi được phép của Hội đồng quản trị hoặc cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 414 - Quy đầu tư phát triển

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

6. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ số chênh lệch do đánh giá lại tài sản, khi được duyệt, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

7. Khi công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành hoặc công việc mua sắm TSCĐ đã xong đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

8. Khi các công ty thàn viên trực thuộc Tổng công ty, công ty con nhận vốn do Tổng công ty giao, công ty mẹ đầu tư để bổ sung vốn kinh doanh, kế toán đơn vị cấp dưới, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

9. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nếu phần còn lại được phép ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (4118), ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4118).

10. Bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (TK 4111 - Theo mệnh giá và TK 4112 - Số chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).

11. Khi nhận vốn góp của các bên tham gia liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 211, 213,. . .

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).

12. Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ ngay tại ngày mua lại:

12.1. Trường hợp giá thực tế mua lại cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111) (Theo mệnh giá)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá mua lại lớn hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có các TK 111, 112,. . .

12.2. Trường hợp giá thực tế mua lại cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111) (Theo mệnh giá cổ phiếu)

Có các TK 111, 112,. . .

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá mua lại nhỏ hơn mệnh giá).

13. Khi huỷ bỏ cổ phiếu quỹ, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111) (Theo mệnh giá)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá mua lại lớn hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Theo giá mua lại cổ phiếu).

14. Khi hoàn trả vốn góp cho các thành viên góp vốn, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111, 4112)

Có các TK 111, 112,. . .

15. Khi đơn vị thành viên, công ty con hoàn trả vốn kinh doanh cho Tổng công ty, công ty mẹ theo phương thức ghi giảm vốn, kế toán đơn vị cấp dưới, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có các TK 111, 112,. . .

16. Khi bị điều động vốn kinh doanh của đơn vị cho một đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có):

- Khi bị điều động vốn kinh doanh là TSCĐ, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 213 - TSCĐ vô hình.

- Khi điều động vốn bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có các TK 111, 112,. . .

17. Kế toán trường hợp mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu: Thực hiện theo Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 11 - “Hợp nhất kinh doanh”.

Tham khảo thêm:

» Hệ thống tài khoản kế toán   theo Thông tư 133  

» Cách hạch toán Tài khoản 336 theo Thông tư 133  

» Hạch toán Tài khoản 128 theo Thông tư 133  

» Hạch toán tài khoản 138 - Phải thu khác theo Thông tư 133  

Trên đây là nguyên tắc và hướng dẫn hạch toán Tài khoản 411  theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Mong bài viết trên của kế toán Lê Ánh có ích cho bạn đọc.  

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Trung tâm Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về  Khóa học Kế toán tổng hợp .   

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán , khóa học kế toán tổng hợp online / offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu , khóa học phân tích báo cáo tài chính ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.     

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online /offline hoặc nhân tư vấn các dịch vụ kế toán thuế trọn gói của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855 / Mrs Lê Ánh     

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.     

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Cách hạch toán Tài khoản 352 trong thông tư 133

Cách hạch toán Tài khoản 352 trong thông tư 133

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo