Cách tính thuế và quyết toán thuế TNCN của những lao động có thu nhập từ nhiều nơi

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 19 phút đọc

Tại doanh nghiệp, có thể có lao động có thu nhập từ nhiều công ty khác nhau. Khi đó, quy định về đóng BHXH và cách xác định thuế TNCN sẽ được tính như thế nào?

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách tính thuế và quyết toán thuế TNCN của những lao động có thu nhập từ 2 nơi.

1. Quy định liên quan cách tính thuế và quyết toán thuế TNCN:

Quy định liên quan cách tính thuế và quyết toán thuế TNCN được quy định cụ thể trong các văn bản sau: 

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật thuế TNCN

  • Thông tư 156/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật quản lý thuế

  • Thông tư 92/2015/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN.

 2. Trách nhiệm quyết toán thuế TNCN

quyet-toan-TNCN

Theo quy định tại điểm d, khoản 2, điều 25 thông tư 111/2013/TT-BTC:

  • Người lao động có thu nhập từ 2 nơi trở lên phải trực tiếp tự khai quyết toán cho cơ quan thuế

  • Doanh nghiệp không có trách nhiệm và không được quyết toán thuế thay cho người lao động có thu nhập từ 2 nơi trở lên. 

  • Ngoại lệ, người lao động chỉ được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế TNCN cho nếu người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% và cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai này thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên (đối với phần thu nhập được nhận từ doanh nghiệp có HĐLĐ từ 03 tháng đó)

Ví dụ: Bà Hồng có ký hợp đồng lao động vô thời hạn với công ty TNHH Nam Hồng. Đồng thời, tháng 6/2016, bà Hồng có thu nhập vãng lai từ Công ty Lạc Việt là 7 triệu đồng (sau khi đã khấu trừ 10% thuế TNCN). Cuối năm 2016, Bà Hồng không có yêu cầu quyết toán thuế đối với khoản thu nhập từ công ty Lạc Việt.

  • Bà Hồng có quyền ủy quyền cho Công ty TNHH Nam Hồng quyết toán thuế TNCN năm 2016 cho mình. Công ty TNHH Nam Hồng chỉ quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập bà Hồng được nhận từ công ty TNHH Nam Hồng.

​3. Tính giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc

Theo khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về giảm trừ gia cảnh:

"c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này"

Như vậy:

- Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập thì chỉ được tính giảm trừ bản thân tại 1 nơi

- Nếu muốn giảm trừ cho người phụ thuộc thì phải đăng ký tại Công ty muốn giảm trừ

 3. Đóng BHXH đối với lao động có thu nhập từ hai nơi

Theo quy định tại khoản 1 điều 39 Quyết định 959/QĐ-BHXH: Người lao động có thu nhập từ hai nơi trở lên sẽ:

  • Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại nơi ký giao kết lao động đầu tiên.

  • Đóng bảo hiểm y tế tại đơn vị có mức lương và phụ cấp lương đóng bảo hiểm cao nhất. Học kế toán doanh nghiệp ở đâu

4. Cách tính thuế TNCN đối với lao động có thu nhập từ hai nơi

a. Trường hợp 1: Lao động làm việc tại hai nơi trong đó có 1 nơi ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng:

  • Người lao động sẽ thực hiện quyết toán thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần ở nơi ký hợp đồng lao động dài hạn.

  • Tại nơi ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng:

+ Nếu thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng: không phải khấu trừ thuế TNCN

+ Nếu thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên: Khấu trừ 10% tổng thu nhập nhận được từ đơn vị. (Trường hợp này người lao động không được làm cam kết 02/TNCN vì có thu nhập từ 2 nơi).

b. Trường hợp 2: Lao động làm việc tại nhiều nơi và đều ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên:

Theo quy định tại khoản 1, điều 9, thông tư 111/2013/TT-BTC

  • Tính thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần

  • Chỉ được đăng ký giảm trừ bản thân tại 1 nơi

  • Có thể đăng ký giảm trừ người phụ thuộc tại một trong các doanh nghiêp người lao động ký hợp đồng.

Ví dụ: Bà Hồng ký hợp đồng vô thời hạn với Công ty TNHH Nam Hồng đồng thời bà có hợp đồng lao động 2 năm với Công ty Lạc Việt.

Ở cả hai công ty, bà Hồng phải tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Giả sử Bà Hồng đăng ký giảm trừ bản thân ở Công ty TNHH Nam Hồng, khi tính thuế TNCN ở công ty Lạc Việt, bà Hồng không được giảm trừ bản thân nữa. Nếu có người phụ thuộc, bà Hồng có thể đăng ký giảm trừ người phụ thuộc ở Công ty Lạc Việt.

5. Thời gian, địa điểm, hồ sơ quyết toán thuế TNCN

a. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN: Quy định tại khoản 3, điều 10, thông tư 156/2013/TT-BTC

Người lao động phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN trong 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ví dụ:

 Năm 2015 thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN là ngày 31/3/2015

Năm 2016 là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày nên thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN là ngày 30/3/2016.

b. Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN: Quy định tại điểm c, khoản 2, điều 16, thông tư 156/2013/TT-BTC

  • Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại đơn vị trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập đó.

  • Nếu cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất đơn vị nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cư trú.

 c. Hồ sơ quyết toán thuế TNCN

- Bản sao các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có).

- Bản sao các hoá đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).

Cá nhân tự quyết toán thuế dùng các mẫu như sau:

-  2/QTT-TNCN (Thông tư 92/2015/TT-BTC): Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (thay mẫu số 09/KK-TNCN).

-  Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN: đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. (kèm thông tư 92/2015)

- 02/ĐK-NPT-TNCN: Đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh.

- 02/TB-MST-NPT: Thông báo mã số thuế người phụ thuộc

>>> Xem thêm: Một số thủ thuật giúp tối ưu số thuế GTGT phải nộp

Trên đây là Hướng dẫn Cách tính thuế và quyết toán thuế TNCN của những lao động có thu nhập từ nhiều nơi được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này. khóa học kế toán 

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN theo lương NET mới nhất năm 2016

Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN theo lương NET mới nhất năm 2016

Bài viết tiếp theo

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán: Cách Làm và Mẫu Tham Khảo

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán: Cách Làm và Mẫu Tham Khảo
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo