Chứng từ kế toán là gì? Danh mục chứng từ kế toán mới nhất theo tt200

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 18 phút đọc

Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh bằng giấy tờ về sự phát sinh và hoàn thành của nghiệp vụ kinh tế-tài chính tại một hoàn cảnh(không gian và thời gian nhất định) . Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn về : "Chứng từ kế toán là gì? Danh mục chứng từ kế toán mới nhất theo tt200" 

I. Chứng từ kế toán là gì ? 

a, Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

Chứng từ kế toán gồm có 3 loại chính là :

+ Chứng từ kế toán bắt buộc

+ Chứng từ kế toán hướng dẫn

+ Chứng từ điện tử

b, Những nội dung bắt buộc của một chứng từ kế toán

Một chứng từ kế toán có nhiều nội dung tuy nhiên bắt buộc phải có 7 nội dung cơ bản trọng tâm sau đây:

- Tên gọi và số hiệu của chứng từ học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất hà nội

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ

- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán

- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán

- Nội dung nghiệp vụ phát sinh ra chứng từ

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ

 - Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ. Đây là một nội dung rất quan trọng trong chứng từ kế toán mà chúng tôi đã có bài viết riêng nói về chữ ký

Chứng từ kế toán là gì .

c,Vai trò của chứng từ kế toán

- Là khởi điểm của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị

- Là căn cứ để kế toán ghi sổ nghiệp vụ phát sinh vào hệ thống

- Là bằng chứng để chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị

- Là bằng chứng để các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật trong các vụ kiện tụng, tranh chấp.

d, Tính chất pháp lý của chứng từ kế toán 

Chứng từ bắt buộc: là những chứng từ Nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách, biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ, mục đích và phương pháp lập chứng từ. Loại chứng từ kế toán bắt buộc được áp dụng thống nhất cho các lĩnh vực kinh tế và các DN thuộc các thành phần kinh tế. Gồm có:

- Phiếu thu

- Phiếu chi

- Biên lai thu tiền

- Hóa đơn GTGT

- Hóa đơn bán hàng thông thường

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý

- Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính

- Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn

>>>>>> Xem thêm: 10 nguyên tắc chuẩn mực, dân kế toán phải biết 

II. Danh mục chứng từ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Phụ lục III đính kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về chứng từ kế toán (93 trang).

Bao gồm 37 loại chứng từ sau:

1. Mẫu số 01a-LĐTL - Bảng chấm công

2. Mẫu số 01b-LĐTL - Bảng chấm công làm thêm giờ

3. Mẫu số 02-LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương

4. Mẫu số 03-LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng

5. Mẫu số 04-LĐTL - Giấy đi đường

6. Mẫu số 05-LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

7. Mẫu số 06-LĐTL - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

8. Mẫu số 07-LĐTL - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

9. Mẫu số 08-LĐTL - Hợp đồng giao khoán

10. Mẫu số 09-LĐTL - Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

11. Mẫu số 10-LĐTL - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

12. Mẫu số 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

13. Mẫu số 01-VT - Phiếu nhập kho

14. Mẫu số 02-VT - Phiếu xuất kho

15. Mẫu số 03-VT - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

16. Mẫu số 04-VT - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

17. Mẫu số 05-VT - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

18. Mẫu số 06-VT - Bảng kê mua hàng

19. Mẫu số 07-VT - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

20. Mẫu số 01-BH - Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

21. Mẫu số 02-BH - Thẻ quầy hàng

22. Mẫu số 01-TT - Phiếu thu

23. Mẫu số 02-TT - Phiếu chi

24. Mẫu số 03-TT - Giấy đề nghị tạm ứng

25. Mẫu số 04-TT - Giấy thanh toán tiền tạm ứng

26. Mẫu số 05-TT - Giấy đề nghị thanh toán

27. Mẫu số 06-TT - Biên lai thu tiền

28. Mẫu số 07-TT - Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

29. Mẫu số 08a-TT - Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

30. Mẫu số 08b-TT - Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý)

31. Mẫu số 09-TT - Bảng kê chi tiền

32. Mẫu số 01-TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ

33. Mẫu số 02-TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ

34. Mẫu số 03-TSCĐ - Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

35. Mẫu số 04-TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ

36. Mẫu số 05-TSCĐ - Biên bản kiểm kê TSCĐ

37. Mẫu số 06-TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Trên đây những danh mục chứng từ kế toán mới nhất được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên của kế toán Lê Ánh. Mong bài viết giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp.

Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Hướng dẫn chèn File âm thanh Audio vào Powerpoint

Hướng dẫn chèn File âm thanh Audio vào Powerpoint

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo