Kế toán công nợ và những sai sót mà kế toán cần chú ý
Kế toán công nợ và những sai sót mà kế toán cần chú ý .Trong quá trình làm kế toán công nợ, kế toán rất dễ gặp phải những sai sót không đáng kể. Bài viết sau đây, Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn về Kế toán công nợ và những sai sót mà kế toán cần chú ý.
1. Những sai sót trong hạch toán kế toán công nợ
Như các bạn đã biết, Hạch toán trong kế toán có vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán. Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn những sai sót về hạch toán khi làm kế toán công nợ như sau:
+ Khi có một số khoản mà khách hàng chuyển trả tiền về dịch vụ đã cung cấp nhưng kế toán không rõ thu về nội dung nghiệp vụ gì nên vẫn thể hiện là người mua trả tiền trước. Nhưng thực chất đây lại là khoản doanh thu.
+ Kế toán chưa hạch toán điều chỉnh số dư công nợ theo như kết quả xử lý của toà án. Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội
+ Kế toán hạch toán nhẫm mã công nợ chi tiết.
+ Kế toán chưa hạch toán lãi phải thu nợ quá hạn mặc dù trên Mẫu biên bản đối chiếu công nợ đã tính và KH đã chấp nhận thanh toán.
+ Kế toán bù trừ công nợ phải thu, phải trả không cùng một khách hàng dẫn đến sai lệch.
+ Kế toán quên chưa thực hiện bù trừ công nợ của một KH, cùng một nội dung công việc với nhau.
+ Hạch toán trên khoản mục tạm ứng một số khoản tiền ứng trước cho nhà cung cấp.
+ Kế toán hạch toán một số khoản tạm ứng không phục cụ cho mục đích kinh doanh.
+ Đối tượng theo dõi công nợ tạm ứng chi tiết trên sổ kế toán chưa đúng đối tượng trên chứng từ kế toán như Đối tượng: Công trình A, thực thực chất là số dư tạm ứng của ông A… cán bộ theo dõi công trình A
+ Kế toán thực hiện hạch toán vào công nợ phải thu các khoản chi phí treo.
+ Một số đối tượng tạm ứng, chưa tiến hành tạm ứng lần tiếp theo.
+ Kế toán hạch toán vào công nợ phải thu những khoản chi phí hay giá trị vật tư mà chưa được tập hợp đầy đủ chứng từ, hợp đồng chưa phê duyệt nên đơn vị chưa ghi nhận chi phí và ghi nhận tăng vật tư, tài sản, hàng hoá.
+ Kế toán cho cán bộ công nhân viên vay không lấy tiền lãi đang phản ánh trên tài khoản Phải thu khác. Trong khi đó, công ty lại đang phải đi vay vốn để triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.
+ Hay quy trình hạch toán khoản tạm ứng chưa đúng, làm đội số phát sinh tiền mặt lên.
2. Những sai sót thường gặp trong đối chiếu công nợ
+ Những khoản nợ phải thu chưa có đầy đủ biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm cuối năm theo như quy định.
+ Kế toán gửi thư xác nhận cho khách hàng nhưng tỷ lệ phản hồi thấp dẫn đến việc sai sót trong quản lý công nợ.
+ Công nợ phải thu bị chênh lệch giữa sổ kế toán với Biên bản đối chiếu công nợ và chưa xác định được nguyên nhân.
+ Đặc biệt với các doanh nghiệp xây dựng xây lắp, đa số không đối chiếu nợ hoặc đối chiếu nợ có chênh lệch và có nhiều khoản công nợ không có đối tượng rõ ràng như các mô hình DN khác.
Kế toán công nợ và những sai sót mà kế toán cần chú ý
3. Những sai sót thường gặp trong công tác quản lý công nợ.
+ Công tác quản lý công nợ lỏng lẻo (chưa tuân thủ về thanh toán trong hợp đồng kinh tế) đã ký kết dẫn tới việc Công ty không đủ cơ sở để ràng buộc trách nhiệm vật chất với khách hàng đối với khoản nợ (mặc dù khách hàng đã có cam kết nhận nợ và trả nợ) dẫn đến phát sinh nợ khó đòi.
+ Việc thanh quyết toán, đối chiếu công nợ với khách hàng không được thực hiện thường xuyên vì vậy gây khó khăn cho công tác thu nợ.
+ Việc đôn đốc công tác thu hồi nợ chưa được tiến hành triệt để.
+ Nhiều khoản công nợ tại doanh nghiệp không xác định được đối tượng nợ để có biện pháp xử lý.
+ Tồn tại nhiều khoản công nợ khó đòi chưa xử lý (khi làm trợ lý kiểm toán phải thu thập hồ sơ diễn biến khoản nợ)
4. Những sai sót trong việc trích lập dự phòng và xử lý.
+ Lập dự phòng theo theo quy định tại Nghị định 109 mà chưa có đủ hồ sơ theo quy định tại TT 107.
+ Nhiều khoản công nợ có số dư trên 3 năm đã đã được trích lập dự phòng nhưng chưa được xử lý.
+ Một số khoản công nợ phải thu có số dư từ những năm trước chuyển sang, đơn vị vẫn chưa có biện pháp đôn đốc thu hồi công nợ.
+ Công nợ phải thu còn tồn đọng kéo dài, chưa rà soát các nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.
+ Dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa được trích lập hoặc trích lập chưa đúg theo quy định.
+ Riêng đối với công nợ phải thu nội bộ: Chưa bù trừ hết các công nợ nội bộ do để không đúng tính chất tài khoản (Ví dụ trong trường hợp đơn vị cấp dưới có tổ chức công tác kế toán riêng mới hạch toán qua TK 136, 336).
5. Kinh nghiệm làm kế toán công nợ trong doanh nghiệp thực tế
a) Kế toán công nợ tiền mặt
Kế toán công nợ:
+ Căn cứ vào bảng kê bán hàng và bảng kê thu tiền, kế toán nhập từng hóa đơn vào sổ chi tiết công nợ cho từng khách hàng tiết.
+ Kiểm tra từng hóa đơn xuất, thu tiền đã đúng khách công nợ và đã khớp với tổng tiền bảng kê chưa.
+ Kế toán công nợ chuyển bảng kê Excel kê tất cả các lô hàng còn nợ của khách hàng, chi tiết từng khu vực.
+ Trường hợp khách hàng trả lại hàng: Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, kế toán công nợ treo dư có. Trường hợp khách hàng chưa thanh toán tiền hàng kế toán công nợ sẽ nhập lại hàng và tất toán khoản công nợ đó luôn.
+ Hàng ngày, kế toán công nợ kê công nợ thu ngay mà khác chưa thanh toán chuyển xuống phụ trách công nợ.
+ Các khoản dư có, kế toán thì chuyển xuống phòng kinh doanh 1 tuần/lần để kinh doanh cho hướng xử lý.
+ 07 ngày/lần kế toán lên công nợ quá hạn của các khách hàng gửi xuống phòng kinh doanh.
+ 01 tháng/lần kế toán làm bảng phân tích công nợ gửi xuống phòng kinh doanh.
Thủ quỹ:
+ Thủ quỹ căn cứ vào số tiền thực tế giao hàng (đối với khách hàng thanh toán ngay), Phiếu kê công nợ đối với khách hàng thanh toán chậm của từng nhân viên giao nhận nộp, Thủ quỹ kiểm tra và ký xác nhận vào bảng kê thu tiền.
+ Khi thủ quỹ thu tiền bằng ngoại tệ, thủ quỹ phải mở sổ ghi rõ số seri từng loại ngoại tệ có mệnh giá từ 100$ trở lên và yêu cầu nhân viên giao nhận ký xác nhận và vào sổ.
+ Cuối ngày, thủ quỹ đối chiếu với kế toán bảng kê tổng số tiền thu được của khách hàng trong ngày.
+ Nộp toàn bộ chứng từ và bảng kê cho kế toán công nợ.
Kế toán bảng kê:
+ Căn cứ vào phiếu kê công nợ hoặc phiếu giao hàng, kế toán vào ngay bảng kê thu chi tiết cho từng mã hàng của từng khách.
+ Cuối ngày, kế toán bảng kê đối chiếu với thủ quỹ tổng số tiền hàng đã thu được trong ngày.
+ Nộp lại toàn bộ chứng từ và bảng kê cho kế toán công nợ.
* Kế toán công nợ tiền gửi ngân hàng:
- Kế toán ngân hàng, hàng ngày:
+ Kiểm tra xem có những phát sinh tiền hàng của khách
+ cập nhật các khoản tiền đó vào sổ theo dõi Ủy nhiệm chi đúng ngày, tháng, tên khách, số tiền.
+ Cuối ngày chuyển xuống phụ trách công nợ kinh doanh.
+ Căn cứ vào bảng kê tiền hàng từ kinh doanh chuyển xuống kê toán bảng kê cập nhật vào bảng kê. khóa học kế toán ngắn hạn tại tphcm
Riêng đối với thu tiền hàng bằng séc tiền mặt hoặc séc chuyển khoản
+ Nhân viên thu tiền phải nộp séc cho thủ quỹ.
+ Thủ quỹ mang ra ngân hàng để thu tiền về
+ Tiền về tài khoản kế toán ngân hàng cập nhật vào Ủy nhiệm chi nhân viên kinh doanh mới được viết lên bảng kế thu tiền.
+ Nhân viên thu tiền bằng séc thì chú ý kiểm tra séc có đầy đủ chữ ký, dấu, đúng tên và số tài khoản người thụ hưởng trên séc.
>>>> Xem thêm: Mức xử phạt vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Trên đây là Kế toán công nợ và những sai sót mà kế toán cần chú ý. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.