Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế mới nhất

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 18 phút đọc

Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý không? Đây là câu hỏi của rất nhiều các bạn kế toán viên. Bài viết sau đây. Trung tâm kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn cách xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

>>> Xem thêm: Mức phạt vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

I:  Xử lý Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

Những câu hỏi thường gặp về xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

– Trong quá trình hợp tác kinh doanh một trong các bên vi  phạm vào hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường? học kế toán doanh nghiệp

– Tiền phạt vi phạm hợp đồng có được tính là chi phí hợp lý  của Doanh Nghiệp khi quyết toán thuế TNDN không?

 Căn cứ Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính (hiệu lực thi hành từ ngày 06/08/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi) sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, thì chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo quy định trên, thì khoản vi phạm hợp đồng kinh tế không nằm trong danh mục các khoản vi phạm hành chính không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nên khoản tiền bị phạt vi pham hợp đồng kinh tế đương nhiên được xác định là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

II:   Chế tài quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng trong các loại hợp đồng Cụ thể như sau:

1. Vi phạm hợp đồng dân sự

Đối với hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận (không bị khống chế mức tối đa).

Căn cứ theo điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm theo Bộ luật Dân sự 2005 thì :

  •  Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội

  •  Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

  •  Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

2.  Vi pham hợp đồng Thương mại

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm trong hợp đồng Thương mại do các bên tự  thoả thuận ,  tuy nhiên không được  quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

CĂn cứ theo điều 301 thì  Mức phạt vi phạm – Luật Thương mại 2005 áp dụng như sau:

  • Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

  • Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế  có được tính vào chi phí hợp lý

3.  Vi phạm hợp đồng Xây dựng

Mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Căn cứ theo điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng – Luật Xây dựng 2014 thì :

  •  Mức thưởng,  ,mức phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

  •  Đối với  các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không  được vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Bên cạnh đó, ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

III: Chứng từ về Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

Trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng với đối tác nay phải bồi thường thì phải  có các chứng từ rất quan trọng dưới đây  để làm cơ sở hạch tóan vào chi phí:

– Hợp đồng kinh tế;

– Biên bản ghi nhận hoặc thanh lý , trong đó nêu rõ vi phạm và phải chịu phạt theo cam kết.

– Chứng từ trả tiền qua ngân hàng hoặc phiếu chi tiền bên vi phạm và phiêu thu tiền bên được phạt vi phạm có ký nhận của hai bên. Nếu trả bằng tiền mặt thì cần có phiếu thu của DN bạn (minh chứng rằng tiền đó đã được nộp vào quỹ của DN mà không rơi vào tay cá nhân).

– Nếu cấn trừ băng hình thức công nợ thì phải có biên bản có ký tá xác nhận của hai bên bằng hình thức cấn trừ thông qua công nợ TK 131 và Tk 331 giữa hai bên

IV: Hạch toán Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

–Trường hợp thứ nhất: Nếu thu và chi khoản phạt bằng tiền mặt hoặc tiền gửi:

Bên vi phạm: phiếu chi tiền, chuyển khoản UNK + kẹp biên bản ghi nhận lý do phạt

Nợ TK 811/ có 111,112

Bên Phạt vi phạm: phiếu thu tiền, Giấy báo có + kẹp biên bản ghi nhận lý do phạt

Nợ 111,112/ có 711

–Trường hợp thứ  2: Nếu thu và chi khoản phạt bằng cấn trừ công nợ:

Bên vi phạm: phiếu hoạch toán + kẹp biên bản ghi nhận lý do phạt

Nợ TK 811/ có 131xxx

Bên Phạt vi phạm: phiếu hoạch toán + kẹp biên bản ghi nhận lý do phạt

Nợ 131xxx/ có 711

Căn cứ pháp lý Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

= > Xử lý khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng theo luật thuế hiện hành: căn cứ theo dòng chảy thời gian của luật ban hành như sau

Trên đây là hướng dẫn xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Hồ sơ góp vốn, điều chuyển tài sản gồm những thủ tục gì mới nhất

Hồ sơ góp vốn, điều chuyển tài sản gồm những thủ tục gì mới nhất

Bài viết tiếp theo

Ai Nên Tham Gia Khóa Học CertiFR Tại Kế Toán Lê Ánh?

Ai Nên Tham Gia Khóa Học CertiFR Tại Kế Toán Lê Ánh?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo