Xử lý chi phí của hàng hóa bị tổn thất (CẬP NHẬT MỚI NHẤT)

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 04/10/2024 21 phút đọc

Hàng hóa bị tổn thất bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Xử lý chi phí của hàng hóa bị tổn thất như thế nào cho hợp lý hợp lệ là vấn đề được rất nhiều các bạn kế toán viên quan tâm. Bài viết dưới đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn cách xử lý Chi phí của hàng hóa bị tổn thất. 

>>>Xem thêm:  Xác định cách khấu hao TSCĐ vô hình 

I: Nguyên nhân dẫn đến việc hàng hóa bị tổn thất 

  • Nguyên nhân Bất khả kháng: do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác. 

  • Nguyên nhân Do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên. học làm kế toán thuế 

  • Nguyên nhân Do quản lý của DN: Bị mất, cháy, hỏng… (Do nhân viên, do vận chuyển, do cách quản lý..). 

II: Cách xử lý chi phí của hàng hóa bị tổn thất 

  • Khoản chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất đang được quy định tại khoản 2.1 Điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC và được sử đổi bổ sung tại Điều 4 của TT 96/2015/TT-BTC. Theo đó: 

  • Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì  trong trường hợp này, khoản chi  phí này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau: 

  • Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.  học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm 

  • Tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 

hang-thua-cho-xu-ly_pn 

III. Xử lý Chi phí của hàng hóa bị tổn thất  

1. Trường hợp  đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau: 

  • Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập. 

 Trong đó , biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

  • Có hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). 

  • Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có). 

2. Trường hợp  hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau: 

  • Có Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập. 

 Kèm theo biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và phải  chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

  • Có hồ sơ bồi thường thiệt hại do cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). 

  • Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có). 

 3. Những  hồ sơ nêu trên sẽ được lưu tại doanh nghiệp và  doanh  nghiệp có trách nhiệm xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu. 

Trước đây, căn cứ  theo TT 78/2014 thì: Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn bản giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm xảy ra tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng. Các hồ sơ khác (bao gồm Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng; Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế; Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có); Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có) và các tài liệu khác) được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.) 

Vậy là: Doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ phần giá trị của hàng bị tổn thất do các liên lý do bất khả kháng: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn hay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng. Và những khoản này không được bồi thường 

Tại Điều 161 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về sự kiện bất khả kháng như sau: 

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một các khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” 

Đối với các trường hợp hàng hóa bị​ tổn thất không phải là bất khả kháng khác: 

  • Tổn thất do người lao động: Không được tính vào chi phí được trừ 

(Tham khảo CV Số: 2385/TCT-CS V/v chính sách thuế TNDN Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2014) 

  • Hàng hư hỏng do vận chuyển không được tính vào chi phí hợp lý 

Công văn số 43627/CT-HTr ngày 3/7/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc hủy lô hàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Theo Công văn này, trường hợp doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển thì đây không phải tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác. Do đó, chi phí hàng hư hỏng không được trừ khi tính thuế TNDN 

Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hư hỏng, được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Công văn số 4403/BTC-CST ngày 06/4/2015. 

Trên đây là những chia sẻ về quy định  xử lý chi phí của hàng hóa bị tổn thất. Mong bài viết trên của kế toán Lê Ánh giúp các bạn hiểu rõ hơn về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Tags: kế toán Lê Ánh, xử lý chi phí, hàng hóa bị tổn thất vì lý do gì, xử lý chi phí hàng hóa bị tổn thất

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầu khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online /offline hoặc nhân tư vấn các dịch vụ kế toán thuế trọn gói của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855 / Mrs Lê Ánh          

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.     

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Cách tính lương cho người lao động – Các hình thức trả lương

Cách tính lương cho người lao động – Các hình thức trả lương

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo