Bảng chấm công mới nhất trên Excel cho năm 2018 (có cập nhật các ngày nghỉ lễ, tết)

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 07/07/2023 13 phút đọc

Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất. Đây là mẫu bảng chấm công trên Excel năm 2018 do Kế Toán Lê Ánh thiết kế theo đúng lịch năm 2018, đã cập nhật các ngày nghỉ lễ tết theo lịch nghỉ lễ, tết được công bố.

Bảng chấm công trên Excel mới nhất năm 2018

Bảng chấm công trên Excel mới nhất được quy định tại điều 9 Thông tư 200 và điều 10 Thông tư 133:

- Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế Toán. học kế toán tổng hợp

- Hoặc áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư 200.

Như vậy: Doanh nghiệp được tự thiết kế Mẫu bảng chấm công.

Dưới đây, Kế Toán Lê Ánh xin chia sẻ Mẫu bảng chấm công năm 2018 mới nhất trên Excel theo đúng lịch năm 2018 (có cập nhật các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định). học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội

Bảng chấm công mới nhất trên Excel

1. Mục đích lập bảng chấm công:

- Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH,… để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

- Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

- Hàng ngày tổ trưởng (trưởng ban, phòng, nhóm…) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong cột từ cột 1 đến cột 31 (tức từ ngày 1 đến ngày 31 trong những tháng có 31 ngày) theo các ký hiệu quy định trong chứng từ. quản trị nhân sự chuyên nghiệp

- Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương… về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. 

- Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

3. Phương pháp chấm công

Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:

- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,… thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.

Cần chú ý 2 trường hợp:

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ, làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội Họp. đào tạo kỹ năng mềm

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.

- Chấm công theo giờ:

Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

- Chấm công nghỉ bù:

Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.

Tải bảng chấm công 2018 về: mẫu bảng chấm công năm 

>>>>> Tham khảo thêm: Bảng chấm công theo Thông tư 133/TT-BTC

Trên đây là mẫu và hướng dẫn các lập bảng chấm công chuẩn nhất được biên soan bởi đội ngũ giảng viên Kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Kế toán Lê Ánh - nơi tổ chức đào tạo các khóa học kế toán thực tế chuyên nghiệp, với giảng viên đứng lớp 100% là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiện đang là kế toán trưởng, giám đốc tài chính, nghiệp vụ XNK tại các doanh nghiệp lớn rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc cho bạn nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học và làm kế toán.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại Lê Ánh đang đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu thực tế, nếu bạn quan tâm có thể tham khảo tại website: ketoanleanh.edu.vn

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Công việc của kế toán giá thành trong doanh nghiệp

Công việc của kế toán giá thành trong doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo