Tiền thuê nhà có phải tính vào thuế thu nhập chịu thuế TNCN không

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 07/07/2023 15 phút đọc

Với các khoản phát sinh chi phí thuê nhà ở cho người lao động có được tính vào chí phí hợp lệ và chịu thuế TNCN không. Doanh nghiệp sẽ hạch toán các khoản chi phí này như thế nào. Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu rõ hơn nghiệp vụ này.

Văn bản của Bộ tài chính hướng dẫn về chi phí thuê nhà có phải tính thu nhập chịu thuế TNCN hay không  đã được quy định tai Thông tư 111/2013/TT-BTC và Nghị định số 65/2013/NĐ hướng dẫn cụ thể các trường hợp thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân như sau:

Tại điểm đ.1 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành đã hướng dẫn và điều chỉnh luật sửa đổi, bổ sung luật thuế thu nhập cá nhân. Được bổ sung tại nghị định số 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành trong các trường hợp cụ thể. Khi hạch toán tiền thuê nhà ở cho người lao động kế toán cần biêt những thông tin sau:

I. NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ TIỀN NHÀ Ở, ĐIỆN NƯỚC VÀ DỊCH VỤ KÈM THEO

Quy định về các khoản chi phí này cụ thể như sau: Nếu cá nhận ở ngay tại nơi làm việc thì tính TNCN và căn cứ chịu thuế dựa vào tiền thuê nhà hay chi phí khấu hao điện, nước và những dịch vụ khác. Các khoản này được tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dung so với diện tích nơi làm việc.

– “Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị. ” – Tại điểm đ.1 khoản 2 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC". kế toán tổng hợp

Như vây: Nếu khoản chi phí thuê nhà doanh nghiệp trả hộ cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) thì phải tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản tiền thuê nhà do doanh nghiệp chi trả sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Tiền thuê nhà có phải tính vào thuế thu nhập chịu thuế TNCN không

Xác đinh chi phí thuê nhà có được tính vào thuế TNCN không phụ thuộc vào những trường hợp khác nhau

Các trường hộp cụ thể khi xác định tiền thuê nhà phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không

Trường hợp 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với chủ nhà:

  • Nếu trực tiếp doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với chủ nhà thì được tính vào chi phí hợp lệ.

  • Nếu nhân viên được trả tiền thuê nhà sẽ tính giảm thu nhập chịu thuế TNCN nếu số tiền thực tế chi trả >15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN.

tính thuế TNCN

       Chi phí thuê nhà đầy đủ chứng từ hợp lý sẽ không phải tính vào thuế TNCN

Trường hợp 2: Doanh nghiệp không đứng tên ký hợp đồng

  • Đối với trường  hợp này thì tiền thuê nhà được tính là khoản phụ cấp theo lương, được nêu rõ trong hợp đồng lao động, quy chế tài chính...thì sẽ được tính vào chi phí hợp lệ

  • Nếu nhân viên hưởng lợi ích như 1 khoản phụ cấp theo tiền lương quy định trong hợp đồng lao động thì kế tóan phải tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.

II. LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ TIỀN THUÊ NHÀ Ở CÓ PHẢI TÍNH VÀO THUẾ TNCN KHÔNG

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về khoản thu nhập thuê nhà mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN hay không bạn đọc có thể tham khảo vi dụ sau:

Anh Nguyễn Bình Quân có thu nhập phát sinh trong 1 tháng như sau

1.      Lương cơ bản: 5,318,000đ

2.      Phụ cấp chức vụ: 1,000,000

3.      Phụ cấp thâm niên: 900,000

4.      Phụ cấp hiệu suất làm việc: 2,000,000đ

5.      Phụ cấp thuê nhà: 4,000,000đ

6.      Phụ cấp cơm trưa: 680,000đ/ tháng

7.      Phụ cấp trang phục: 400,000đ/ tháng

Lời giảihọc kế toán ở đâu tốt nhất

  • Tổng thu nhập: 14.298.000 đồng

  • Kế toán hạch toán xác đinh thu nhâp của anh Nguyễn Bình Quân tính tổng thu nhập chịu thuế TNCN ( xác định chưa bao gồm tiền thuê nhà: 14.298.000 đồng – 5.000.000 đồng - (680.000 đồng + 400.000 đồng) = 8.218.000 đồng

  • Xác định tiền thuê nhà = 15% x 8.218.000 = 1.232.700 đồng

  • Tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà): 8.218.000 đồng + 1.232.700 đồng = 9.450.700 đồng

  •  Dựa vào thu nhập này thì số tiền thuê nhà do doanh nghiệp trả giúp tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là: 1.232.700 đồng.

  • Phần chịu thuế còn lại là (4.000.000 đồng - 1.232.700 đồng = 2.767.300 đồng) kế toán không cần tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Trường hợp này thì Anh Nguyễn Bình Quân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân vì chưa đến mức phải nộp thuế.

>>>Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ các đối tượng chịu thuế TTDB

Mong bài viết trên giúp bạn nắm được tiền thuê nhà có phải tính vào thuế thu nhập chịu thuế TNCN không. Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ giảng viên kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh. 

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Nhằm hỗ trợ học viên đáp ứng được các kiến thức và kỹ năng cần thiết, trung tâm Lê Ánh hiện có mở các lớp đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu cùng với các khóa học chuyên sâu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Cách khấu trừ thuế TNCN với lao động có thu nhập nhiều nơi

Cách khấu trừ thuế TNCN với lao động có thu nhập nhiều nơi

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo