Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa đơn GTGT
Trong quá trình sử dụng hóa đơn GTGT, kế toán cần lưu ý tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn và các điều kiện để được khấu trừ hóa đơn GTGT đầu vào. Bài viết dưới đây, lớp kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn một số lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa đơn GTGT.
I. ĐỐI VỚI HÓA ĐƠN GTGT ĐẦU VÀO
-
Kiểm tra các thông tin trên hóa đơn: đúng tên, địa chỉ, MST của doanh nghiệp, hóa đơn không tẩy xóa và có đủ chữ ký, dấu của bên bán. Nếu phát hiện sai sót yêu cầu bên bán lập biên bản điều chỉnh hóa đơn hoặc xuất lại hóa đơn (nếu sai MST).
-
Thời hạn thanh toán: trước khi quyết toán thuế, kế toán phải kiểm tra tất cả các hóa đơn chưa thanh toán có hóa đơn nào đã đến hạn thanh toán hoặc hết quá hạn thanh toán theo hợp đồng chưa? Nếu có phải thanh toán cho nhà cung cấp nếu không sẽ bị cơ quan thuế loại phần thuế GTGT đầu vào và chi phí của doanh nghiệp. học kế toán tổng hợp
-
Điều kiện khấu trừ đối với những hóa đơn có tổng giá thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên: phải được thanh toán qua ngân hàng.
+ Nhiều hóa đơn của cùng một nhà cung cấp phát sinh trong cùng một ngày: tổng giá thanh toán của tất cả các hóa đơn đó từ 20 triệu trở lên thì vẫn phải thanh toán chuyển khoản mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Thanh toán thành nhiều lần cùng một hóa đơn: nếu trị giá hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên thì tất cả các lần thanh toán đều phải chuyển khoản qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Thanh toán bù trừ công nợ: bù trừ công nợ cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng. Nếu sau khi bù trừ, số tiền còn lại phải thanh toán dưới 20 triệu đồng thì có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được, còn nếu số tiền còn lại phải thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán qua chuyển khoản mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Quy định thanh toán qua ngân hàng: Phương thức thanh toán qua ngân hàng là chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của đơn vị mua sang tài khoản ngân hàng của đơn vị bán. Tất cả các TH khác đều không được coi là thanh toán qua ngân hàng.
-
Hóa đơn đầu vào của TSCĐ là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô phục vụ kinh doanh vận chuyển hàng, hành khách, du lịch, khách sạn): có phần thành tiền trên 1,6 tỷ thì chỉ được khấu trừ phần thuế GTGT tương ứng với phần giá 1,6 tỷ đồng. Phần thuế GTGT của phần giá trên 1,6 tỷ tính vào nguyên giá của tài sản để phân bổ vào chi phí.
-
Hóa đơn thuê văn phòng của cá nhân (không có khả năng xuất hóa đơn GTGT): Nếu tổng số tiền thuê của tất cả các tháng trong năm từ 100 triệu đồng trở lên, thì các nhân cho thuê phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng, nộp các loại thuế liên quan và xuất hóa đơn bán hàng cho doanh nghiệp. Hóa đơn này là hóa đơn không có tách riêng phần thuế GTGT nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
-
Hóa đơn đầu vào của dự án: Kiểm tra xem, dự án có bị doanh nghiệp hủy bỏ không? Nếu dự án bị hủy bỏ thì phần thuế GTGT đầu vào của dự án đó sẽ không được cơ quan thuế chấp nhận, kế toán nên chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để không bị loại chi phí này.
-
Khi bị mất hóa đơn đầu vào: phải photo lại liên 1 của hóa đơn, xin xác nhận của bên bán, gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số BC21/AC ban hành kèm Thông tư số 39/2014/TT-BTC, nộp phạt theo quy định thì hóa đơn đó mới được coi là hợp lệ và được khấu trừ thuế GTGT.
+ Quy định về mức phạt khi mất hóa đơn đầu vào:
Do bên bán làm mất: bị phạt 15.000.000 đồng
Do bên mua làm mất: bị phạt 3.000.000 đồng.
Lưu ý khi sử dụng hóa đơn GTGT đầu vào
II. ĐỐI VỚI HÓA ĐƠN GTGT ĐẦU RA
-
Chú ý nội dung trên hóa đơn (tên hàng hóa, dịch vụ): viết đúng tên hàng hóa (chi tiết từng mã hàng) theo sổ theo dõi kho, với dịch vụ chú ý viết đúng nội dung dịch vụ cung cấp để tránh bị áp mức thuế suất cao. VD ở doanh nghiệp kinh doanh vận tải đang trong thời gian được giảm thuế GTGT cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu nội dung hóa đơn ghi dịch vụ vận tải thì chịu mức thuế suất thuế GTGT là 5% còn nếu ghi là cho thuê xe thì chịu mức thuế suất thuế GTGT là 10%.
-
Kiểm tra số lượng hóa đơn đầu ra. học kế toán thực tế ở đâu hà nội
Hàng tháng, kế toán kiểm tra số hóa đơn xuất ra để đảm bảo không bỏ sót hóa đơn nào. Nếu phát hiện ra có hóa đơn bị bỏ sót phải kê khai bổ sung ngay để lãi do nộp giảm lãi do nộp thuế chậm.
-
Đối với hàng hóa, dịch vụ trả thay lương, xuất dùng nội bộ, hoặc cho, biếu tặng: phải lập hóa đơn GTGT, kê khai và nộp thuế GTGT bình thường.
-
Nếu giám đốc thường xuyên đi công tác hoặc không có mặt ở công ty thì nên ủy quyền cho người bán hàng ký để xuất hóa đơn kịp thời.
-
Các dòng thừa trên hóa đơn GTGT phải được gạch chéo.
-
Doanh nghiệp chỉ được phép xuất hóa đơn của những mặt hàng hóa, dịch vụ có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Kiểm tra tài khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp
Trên đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa đơn GTGT. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn