06 BƯỚC TRIỂN KHAI ĐẶT IN HÓA ĐƠN GTGT LẦN ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 06/01/2016 17 phút đọc

Đặt in hóa đơn GTGT lần đầu là việc làm quan trọng đối với Doanh nghiệp, đặt in hóa đơn GTGT thế nào cho đúng là nhiệm vụ của Kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn cách đặt in hóa đơn GTGT lần đầu như sau:

Bước 1: Kế toán trưởng hoặc Kế toán tổng hợp hoặc Kế toán Thuế xác định xem doanh nghiệp của mình có được đặt in hóa đơn GTGT hay không?

Theo hướng dẫn tại điều 8 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định thì đối tượng được đặt in hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) là những doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ và có làm đơn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in cho cơ quan thuế quản lý và được cơ quan thuế chấp nhận.

Do vậy, nếu doanh nghiệp của bạn kê khai Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có thể nộp đơn để sử dụng hóa đơn đặt in.

Trong trường hợp doanh nghiệp không hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp phải làm thủ tục mua hóa đơn trực tiếp với cơ quan Thuế

Bước 2: Làm đơn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in theo mẫu 3.14 đến cơ quan Thuế.

06 BƯỚC TRIỂN KHAI ĐẶT IN HÓA ĐƠN GTGT

Khi gửi đơn đến cơ quan Thuế quản lý trực tiếp, Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống doanh nghiệp bạn để kiểm tra và sẽ có Thông báo về việc doanh nghiệp có được đặt in hóa đơn hay không. Tuy nhiên, kể từ ngày 1.1.2015, theo hướng dẫn tại công văn 767/TCT-CS giới thiệu về nội dung của thông tư 26/2015/TT-BTC thì sau 05 ngày làm việc, cơ quan Thuế sẽ chỉ cần thông báo bằng văn bản đối với công ty không đủ điều kiện đặt in hóa đơn GTGT, đối với các công ty đạt điều kiện đặt in hóa đơn GTGT, cơ quan Thuế sẽ  không cần thông báo bằng văn bản.

06 BƯỚC TRIỂN KHAI ĐẶT IN HÓA ĐƠN GTGT

Bước 3: Chuẩn bị thủ tục và tiếp đón cán bộ Thuế xuống kiểm tra tại Công ty.

Sau khi nhận được đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp, cơ quan Thuế sẽ xuống kiểm tra năng lực của doanh nghiệp để ra quyết định doanh nghiệp sẽ được đặt in hóa đơn GTGT hay không/

Việc cần làm của doanh nghiệp lúc này là: học kế toán thuế online

  • Treo biển hiệu của doanh nghiệp tại địa chỉ trụ sở chính trước khi cơ quan Thuế xuống kiểm tra;

  • Chuẩn bị giấy tờ xác nhận quyền sử dụng địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty là hợp pháp. Các giấy tờ có thể là Hợp đồng thuê nhà, Hợp đồng mượn nhà hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên Giám đốc công ty.

  • Chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Đăng ký mẫu dấu, Dấu tròn của Công ty.

  • Kê xếp bàn ghế, sổ sách và các vật dụng liên quan khác chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động.

  • Chuẩn bị hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc Cung cấp dịch vụ chứng tỏ công ty đã hoạt động và có nhu cầu xuất hoá đơn cho khách hàng.

Bước 4: Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ đặt in hóa đơn GTGT

 Sau 05 ngày kể từ khi Cơ quan thuế xuống kiểm tra mà không có văn bản trả lời công ty không được phép đặt in hóa đơn, thì công ty của bạn đã đủ điều kiện được đặt in hóa đơn GTGT. Lúc này, để chắc chắn, bạn nên lien hệ với cơ quan Thuế để biết chắc doanh nghiệp của bạn được đặt in hóa đơn GTGT.

Sau khi biết Doanh nghiệp thuộc đối tượng được đặt in hóa đơn GTGT rồi, bạn cần tìm nhà in để làm hợp đồng đặt in hóa đơn GTGT.

Trong đó lưu ý về các yêu cầu đối với nhà in như sau: (1) Nhà in phải có giấy phép ĐKKD còn hiệu lực; (2) hoạt động trong ngành in bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm. Các bạn cũng có thể lựa chọn các nhà in có trong danh sách các nhà in trên Chi cục Thuế.

Khi đã lựa chọn được nhà in các bạn cần thống nhất với nhà in về mẫu hóa đơn, giá in hóa đơn. Sau đó làm hợp đồng đặt in hóa đơn với nhà in.

Hồ sơ đặt in hóa đơn GTGT với nhà in, các bạn lưu ý phải đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Bản sao công chứng giấy Đăng ký kinh doanh của công ty

  • Bản sao Chứng minh thư nhân dân của Giám đốc Công ty

  • Giấy giới thiệu nhân viên thực hiện hợp đồng đặt in hóa đơn của Công ty (Trong trường hợp giám đốc trực tiếp đi làm hợp đồng thì không cần giấy giới thiệu)

  • Bản sao chứng minh thư người được giới thiệu

  • Biên bản kiểm tra trụ sở hoặc Xác nhận của Chi cục thuế cho phép đặt in hoá đơn.

Chú ý về các nội dung của hóa đơn GTGT được giao kết trong hợp đồng với nhà in:

  • Hoá đơn GTGT đặt in phải tuân thủ các điều khoản ký kết trong hợp đồng.

  • Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản, tuân thủ các điều kiện về thể thức hợp đồng và trên Hợp đồng PHẢI quy định cụ thể các yêu cầu về loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc),

  • Kèm theo hóa đơn mẫu và thông báo của cơ quan thuế được phép đặt in. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

  • Biên bản bàn giao hóa đơn GTGT giữa công ty in và doanh nghiệp.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng in với công ty in

Sau khi đã nhận xong hóa đơn đặt in, các bạn phải tiến hành thanh lý hợp đồng với nhà in. Doanh nghiệp nếu không thanh lý sẽ bị phạt. Biên bản thanh lý này sẽ được kẹp vào hồ sơ đặt in hóa đơn GTGT trên cùng với hóa đơn đỏ của nhà in xuất cho doanh nghiệp.

Bước 6: Làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn:

Sau khi doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT xong, muốn sử dụng các hóa đơn này, doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn trong vòng 5 ngày trước khi sử dụng với cơ quan Thuế chủ quản trực tiếp.

Các bạn xem thêm bài viết: Cảnh báo về việc mất tiền oan thuế TNCN trong giao dịch BĐS

Để hiểu rõ và tự tin xử lý các công việc của Kế toán, các bạn có thể tham gia khóa học Kế toán tổng hợp thực hành của Kế toán Lê Ánh, để được các giảng viên là những Kế toán trưởng giỏi, lâu năm kinh nghiệm cầm tay chỉ việc, truyền đạt phương pháp làm kế toán hiệu quả.

Trên đây là các bước triển khai đặt in hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu cho doanh nghiệp được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước HƯỚNG DẪN THỦ TỤC MUA HÓA ĐƠN BÁN HÀNG TRỰC TIẾP CỦA CƠ QUAN THUẾ 2016

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC MUA HÓA ĐƠN BÁN HÀNG TRỰC TIẾP CỦA CƠ QUAN THUẾ 2016

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo